Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011

Lễ cúng Giao Thừa


Lễ đêm Giao thừa

Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa.
Giao thừa là gì? Theo từ điển Hán Việt của Ðào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này, có lễ trừ tịch.
* Lễ trừ tịch
Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt đầu qua năm mới. Vào lúc này, dân chúng Việt nam theo cổ lệ có làm lễ trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch". Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.

* Cúng ai trong lễ giao thừa
Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi vì các cụ xưa hình dung trong phút cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì.
Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.
* Sửa lễ giao thừa
Người ta cúng giao thừa tại các đình, miếu, các văn chỉ trong xóm cũng như tại các tư gia. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm chiếc mũ của Ðại Vương hành khiển.
Ðến giờ phút trừ tịch, chuông trống vang lên, người chủ ra khấu lễ, rồi mọi người kế đó lễ theo, thành tâm cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm nhiều may mắn. Các chùa chiền cũng cúng giao thừa nhưng lễ vật là đồ chay. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì giản tiện hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà.
* Tại sao cúng Giao thừa ngoài trời

Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có trí như quan toàn quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật...Trái lại, gặp phải ông lười biếng, kém cỏi, tham lam thì hạ giới chịu mọi thứ khổ.
Các cụ hình dung phút ấy ngang trời quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được) thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì. Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà Trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới.
Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà..
* Lễ cúng Thổ Công
Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa.
* Mấy tục lệ trong đêm trừ tịch
- Sau khi làm lễ giao thừa, các cụ ta có những tục lệ riêng mà cho đến nay, từ thôn quê đến thành thị, vẫn còn nhiều người tôn trọng thực hiện.
- Lễ chùa, đình, đền: Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình và nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.
- Kén hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.
- Hái lộc: Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là "lấy lộc" của Trời đất Thần Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.
- Hương lộc: Có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm và bình hương bàn thờ nhà mình.Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.
Sửa soạn ban thờ cúng đêm 30 tết.
- Xông nhà: Thường người ta kén một người "dễ vía" trong gia đình ra đi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái cành lộc ở đình chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và ngưòi này sẽ tự "xông nhà" cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người nhà dễ vía người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông nhà trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại sự may mắn dễ dãi.

Tết Âm Lịch 2011

Mâm ngũ quả ngày Tết, có vẻ khác với trong Nam.


Chuẩn bị thì khá công phu và qua nhiều công đọan, có làm mới thấy không khí Tết.
 Chuẩn bị lá chuối,...


 Ngâm đậu, ngâm nếp, đãi vỏ đậu,... 
 Lá chuối, thành phần không thể thiếu


 Chưa gói mà nhìn trông nó có vẻ thèm thuồng lắm!?

 Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ,....
 Công đọan tiếp là gói, nhưng ở Trung khác với Nam và Bắc. Nam Bắc đa số người ta gói theo khuôn với lá dzong, cho nên cây bánh tét, bánh chưng ở Trung không đẹp, và hơi dày. Ở miền Nam, miền Tây có thêm bánh tét ba nhưng, ăn ngán tới cổ!
 Hai người phụ nữ - hai bà lão này, đã từng một thời son trẻ lao vào nhau tỉ thí ai thắng ai. Giờ cũng cách biệt, người ngồi, người đứng, kẻ gói bánh chưng, người gói bánh tét.

Công đọan cuối cùng là giao lại cho mấy đứa nhóc, trông có vẻ háo hức và lạ lẫm.

Thứ Năm, 13 tháng 1, 2011

Năm 2009 vs 2010

Năm 2009:




Cô Năm còn khỏe, vẫn đi loanh quoanh được.

Năm 2010:


Nhiều cây cối hơn, có giá hơn.

Cây khá lạ: Cần Thăng, nhìn cũng rất đẹp.


Cây này khách trả 40 chai! Giống như phong trào nuôi chó Nhật lúc trước, nhà nhà trồng, mua, bán cây cảnh, người người bán, mua, trồng cây cảnh.




02 cây sung này, Công gom đâu khoảng chừng gần 3 chai; chưa kịp vô ảng, phối đá, đám lái cây trả 7,5 chai; chiều tối có ông thầy chùa OK 15 chai tôi lấy cặp này!


Trồng xà lách để Tết có cái ăn rau tươi.

Vừa trồng rau vừa "tám" điện thoại di động, vừa cười sung sướng.

Thành quả của một hồi vất vả.


Ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Máy phát điện, nếu EVN cần sẽ bán luôn với giá thấp những kwh còn dư, còn không dư thì thôi, khỏi bán!
Xa kia cách khoảng 50m, ngoài sông những khẩu đại bác gương nòng giống kháng chiến chống Pháp! Thật ra đó là những máy bơm sạn từ lòng sông Trà.


Updated (16/02):
Vườn cải xà lách lên quá xanh tốt, so với trước 01 tháng ảnh trên).

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011

Nhà của Thảo



Nhìn từ xa có vẻ rất hòanh tráng.
Nhưng ngoài một số ít ưu điểm, điểm yếu cũng khá nhiều.


Updated (10/1):
Không kinh nghiệm, thiếu kiến thức, không hiểu biết về xây dựng, luật xây dựng cũng không, tiền thì ít mà mong mốn làm cho to! Kết quả là chẳng nghe ai cả! Và "hiệu quả ngược" thì thấy rất rõ.

- Thợ thầy lem nhem, thợ thì 3 người, phụ chỉ có 2, thằng thầu thì chẳng thấy đâu, khóan trắng cho đám thợ và cũng chẳng biết gì để kiểm tra, được chăng hay chớ (có biết gì để mà kiểm)! Làm cà rịch cà tang, chẳng tới đâu.
- Bản vẽ không thấy đâu, bảo rằng để cho có làm màu xin phép xây dựng, cũng chẳng xin được, mà cũng chẳng có cái gì để kiểm tra, kiểm sóat rằng họ xây như thế nào.
- Nó nói với thằng thầu rằng: xây cho tốt, nó sẽ cho thêm tiền. Thế thì có cho thêm tiền tụi nó, chứ kiểm sóat được gì tụi nó! Được cớ vòi vĩnh thêm thôi.

1. Thằng thầu tư vấn như thế nào với nó mà cuối cùng mương nước đâm thẳng vào góc nhà, trong phong thủy người ta kỵ lắm về chuyện này.
2. Cái hố ga, hình như quên, sau khi xây xong cầu thang mới nhớ nên cuối cùng cái hố ga keo ngược ra gần giữa nhà và đâm thẳng ra đừờng.

Cái mương nước.


Cái hố ga, không biết sao lại mang ra gần giữa nhà. Có lẽ do đám thợ amateur nên khi xây dựng cầu thang quên cặp theo tường, nên giờ đành kéo ra gần giữa nhà rồi chạy ra đường!


3. Đây là ống thoát nơớc của sê nô và nguyên phần mái tole trước, cỡ phi 34! Chẳng hiểu có thể thoát nước nổi không với ống cỡ này! thơờng phải phi 90 hoặc 120.
Nếu có người giám sát thì có thể điều chỉnh nước, có hỏi thằng thợ ống này ống gì, nó bảo ống thoát nước sê nô. Giờ đã đúc thì chỉ có đi nổi thôi.

Phía trước cở hơn 4m, sau nở hậu, nhưng mặt dựng xây xấu quá.

4. Lửng xây như thế nào mà đô cao trần hơn 2,4m (nếu ở SG chắc nó khỏi hoàn công, may mà ở tỉnh), tầng trên không thợ vẽ như thế nào mà cao chót vót. Mất cân đối.



Phía sau.



Cầu thang


Mái.


Trước đây đã nói với nó rất rõ:
- Cần thiết kế có nhóm KTS sẽ thiết kế giúp.
- Tính dự toán chi phí.
- Tư vấn thủ tục pháp lý, tư vấn giám sát đám thi công.
- .........
Nhưng nó chẳng thèm nghe, bỏ ngoài tai tất! Tiền làm ra khó, tích góp được bao nhiêu giờ chi ra dễ quá. Chất lượng không thấy đâu, tiền ít thì xây cuốn chiếu, từ từ xây dần lên. Nhìn nhà thì biết, chắc chắn chi phí có thể gấp đôi chứ không phải theo như nó nói đâu: 250 chai.

Thôi, nó muốn dzậy thì tự làm tự chịu.